Lời nhắn từ diễn đàn:Nếu bạn là thành viên của 4rum, hãy đăng nhập và tận hưởng cảm giác được sống trong 4rum thực sự của bạn! còn nếu bạn là khách viếng thăm, bạn cũng có thể register để đăng ký đc acc trên 4rum, sau đó hãy vào mail mà bạn đã dùng để đăng ký, kích hoạt tài khoản! và bây h, bạn đã là thành viên của 4rum chúng tôi rồi đấy!
Chú ý:trước khi đăng ký bạn nên vào mail của mình trước để tránh nhầm lẫn giữa @yahoo.com và @yahoo.com.vn! Nếu giao diện mail của bạn là tiếng việt thì mail của bạn là @yahoo.com.vn và ngược lại! Nhiều thành viên khi đăng ký 1 acc trên 4rum thường phàn nàn về việc mail ko nhận đc thư kích hoạt! Vì thế ban quản lý chúng tôi phải nói rõ trc cho những thành viên mới vào 4rum!


Join the forum, it's quick and easy

Lời nhắn từ diễn đàn:Nếu bạn là thành viên của 4rum, hãy đăng nhập và tận hưởng cảm giác được sống trong 4rum thực sự của bạn! còn nếu bạn là khách viếng thăm, bạn cũng có thể register để đăng ký đc acc trên 4rum, sau đó hãy vào mail mà bạn đã dùng để đăng ký, kích hoạt tài khoản! và bây h, bạn đã là thành viên của 4rum chúng tôi rồi đấy!
Chú ý:trước khi đăng ký bạn nên vào mail của mình trước để tránh nhầm lẫn giữa @yahoo.com và @yahoo.com.vn! Nếu giao diện mail của bạn là tiếng việt thì mail của bạn là @yahoo.com.vn và ngược lại! Nhiều thành viên khi đăng ký 1 acc trên 4rum thường phàn nàn về việc mail ko nhận đc thư kích hoạt! Vì thế ban quản lý chúng tôi phải nói rõ trc cho những thành viên mới vào 4rum!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Heroes III đại cương

+2
The_East_Wind
admin
6 posters

 :: Games :: Games offline

Go down

Heroes III đại cương Empty Heroes III đại cương

Bài gửi by admin Tue Sep 07, 2010 4:09 pm

Lời nói đầu:
Heroes III of Might and Magic (từ nay gọi tắt là H3) là 1 game chiến thuật lâu đời và có chiều sâu. H3 kén người chơi 1 phần lớn vì cái chiều sâu đó. Lấy nguồn gốc từ những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết châu Âu, có cả châu Á, châu Mỹ…H3 bao gồm 1 hệ thống phức tạp các phép thuật, đồ vật, Hero, địa điểm, công trình, luật chơi…Với những ai không có lòng đam mê thực sự sẽ dẫn đến sự chán nản khi chơi, còn với những ai đã trót đam mê rồi sẽ giữ mãi niềm yêu thích đó như nhớ về mối tình đầu . Với tư cách 1 người đam mê H3, Sab ấp ủ 1 mong muốn đưa H3 đến với nhiều người chơi hơn nữa dựa trên nền tảng 1 số hiểu biết về game, từ đó dẫn đến việc chơi khá, rồi chơi tốt H3 và sẽ biến thành niềm đam mê. Với 1 gamer thì không gì thích hơn là ngày càng có nhiều người chơi game mà mình yêu thích, sẽ có nhiều bạn bè, nhiều đối thủ, có sự giao lưu học hỏi thì đương nhiên là thú vị hơn rất nhiều. Vì thế Sab viết bài này với mong muốn “phổ cập” những kiến thức cơ bản cho những người mới tập chơi H3. Rất mong được sự giúp đỡ của những anh em chơi H3 lâu năm nhằm tới mục đích chung là kết nạp thêm nhiều người nghiện Heroes như mình…
Phần I: Các từ ngữ hay dùng trong H3
1.Tên các thành:

Thường được lấy theo tên quân lv7 của thành đó, hoặc dịch từ tiếng Anh ra
a)Thành Castle: thường gọi là thành Thần, thành Thiên thần
b)Thành Conflux: thành Chim lửa, thành Gà lửa, thành Phượng hoàng
c)Thành Fortress:thành Nước, thành Đầm lầy
d)Thành Necropolis:thành Xương, thành Ma
e)Thành Infeno: thành Devil
f) Thành Tower: thành Tuyết, thành Titan
g)Thành Rampart: thành Rồng vàng
h)Thành Dungeon: thành Rồng đen
i)Thành Stronghold:thành Đá, thành Gấu, thành Khỉ đột

2. Tên các quân

Thường được gọi luôn bằng tên tiếng Anh, tuy nhiên có 1 vài quân được Việt hóa từ lâu
a)Thành Castle: quân cấp 3 gọi là Đại bàng, Bằng mã, hay gọi là Chim cũng dc. Quân cấp 6 gọi là Ngựa. Quân cấp 7 là Thiên thần, hoặc Thần
b)Thành Conflux: quân cấp 1 gọi là Bướm, Bím, Tiên nữ; quân cấp 2 là Thần gió, quân cấp 3 là Thần nước, quân cấp 4 là Thần lửa, quân cấp 5 là Thần đất, quân cấp 6 là Phù thủy hoặc là Hậu đen (chưa nâng cấp), Hậu đỏ (nâng cấp), quân cấp 7 là Chim lửa, Phượng hoàng, Gà lửa
c)Thành Fortress: quân cấp 1 là Người sói, quân cấp 3 là Chuồn chuồn, rồi Muỗi (hic), quân cấp 4 là Thằn lằn, quân cấp 5 là Bò đen, có nơi gọi là Trâu nước, quân cấp 6 là Vịt, Ngan, Ngỗng (ặc ặc) quân cấp 7 là Rồng 3 đầu, Rồng 5 đầu.
d)Thành Necropolis: quân cấp 6 gọi là Ngựa đen, Ngựa ma. Quân cấp 7 là Rồng xương, Rồng ma
e)Thành Infeno: quân cấp 4 gọi là Chó, Chó 3 đầu, quân cấp 6 là Thần đèn.
f)Thành Tower: quân cấp 2 gọi là Dơi, Dơi đá
g)Thành Rampart: quân cấp 1 là Nhân mã, quân cấp 2 là Lùn, quân cấp 5 là Ma cây, quân cấp 7 là Rồng xanh, Rồng vàng
h)Thành Dungeon: quân cấp 2 là Gà, quân cấp 3 là 1 Mắt, quân cấp 7 là Rồng đỏ, Rồng đen
i)Thành Stronghold: quân cấp 5 là Chim sét, quân cấp 7 là Khỉ đột, Gấu (hic, chả hiểu nó là giống gì)

3)Tên các phép

-Bless: Đổ rượu hoặc Chén thánh
-Curse: Rắc hạt tiêu
-Slow: Lún, nếu lên Expert Earth thì gọi là Mass Slow hay Lún đại cương (dân Xây dựng hay anh em bên Mỏ địa chất gọi vậy)
-Armageddon: Mưa lửa
-Meteor Shower: Mưa thiên thạch, Mưa tuyệt vọng (nghe như tên bài hát)
-Townportal: Hồi thành
-Fly, Dimension Door: gọi chung là Bay đo hay bay cắt
-Blind: Hóa mù
-Hypnotize: Thôi miên
-Berserk: Hóa điên
-Haste: Thổi xa hay Gió lên ^^
-Chain Lighting: Giật sét, Sét lan, Sét truyền
-Magic Arrow: Sét, Sét 1
-Lighting Bolt: Sét thẳng
-Visions: Soi
-Shield: Bật khiên
-Summon Air (Earth, Fire, Water) Elemental: Gọi thần
-Earthquake: Phá thành
-Ressurection: Hồi sinh
-Implosion: Đổ đất (1 số nơi gọi là Cứt trâu >.<)
-Fire Wall: Tường lửa
-Fire Shield: Khiên lửa
-Cure: Hồi máu
-Prayer: Ánh sáng thiên đường

4)Tên các hành động, thao tác trong trận đấu:

-Xuất hiện morale: tức là được đi thêm 1 lượt còn gọi là xòe, lóe (vì có hình con chim vẫy cánh trên đầu)
-Bị mất lượt: thường gọi là chim ỉa ( vì có hình con chim đen rủ cánh trên đầu)
-Defend: bỏ qua lượt đi để tăng Def còn gọi là Cách (vì dùng phím Space trên bàn phím)
-Tấn công đối thủ thì vô số từ, ví dụ như đập, phang, phệt, đánh, xịt, khè (với rồng), chém (với các quân cầm kiếm)…
-Tấn công mà bị đánh trả gọi là bật, phản.
-Dùng quân yếu để đánh trước 1 đòn rồi quân chủ lực đánh sau để không bị đánh phản còn gọi là cấm bật, cấm phản, cấm phở
-Dùng các quân che cho cung thủ hoặc quân chủ lực đế đối phương không áp sát thì gọi là bo cung, bo quân.

5)Tên các đồ vật:

-4 quyển sách cho phép tướng sử dụng tất cả các phép về 1 tính chất gọi là Sách đất, sách gió, sách lửa, sách nước
-4 quả cầu tăng 50% độ mạnh của các phép gọi là Cầu đất, cầu gió, cầu lửa, cầu nước
-Cầu đen là quả cầu loại bỏ khả năng kháng phép của các quân kháng phép trong trận đấu. Cầu đỏ là quả cầu không cho phép tướng 2 bên dùng phép trong trận đấu.
-Xích (hay còng tay) màu trắng là đồ vật không cho phép tướng bỏ chạy khi đang đánh nhau.
-Áo lv 3 là áo mà khi bất kỳ tướng nào đeo vào thì trong trận đấu chỉ được sử dụng phép lv1 và lv2.
-Sáu đồ vật trong bộ đồ Thiên thần được gọi lần lượt là Mũ Thiên thần, Kiếm Thiên thần, Khiên Thiên thần, Vòng Thiên thần, Giày Thiên thần và Áo thiên thần
-Tương tự như vậy 9 đồ vật trong bộ đồ Rồng được gọi là kiếm, khiên, áo, mũ, nhẫn, giày…Rồng. 4 đồ vật trong bộ đồ Titan được gọi là Kiếm Titan, Khiên Titan, Mũ Titan, Áo Titan.
-Cánh thiên thần là cánh cho phép tướng có thể bay qua các chướng ngại vật

6)Các địa điểm trên bản đồ

-Các cột obelik còn gọi là cột bản đồ kho báu
-Các tờ giấy phép hay gọi là sớ
-Các khoáng sản thì gọi đủ kiểu, như Mercury gọi là Nồi, Gems gọi là Ngọc, Crystal gọi là Ngọc đỏ, Sulfur gọi là Cát.
-Các vùng đất thường gọi theo tên tiếng Anh như đất đầm lầy, đất tuyết, đất đồng cỏ, đất nham thạch…3 loại đường chính nối giữa các thành là đường đất, đường đá nhỏ và đường đá to, các đường đó lần lượt tăng lực đi cho tướng là 25%, 35% và 50%.
-Nhà có Chuồn chuồn canh giữ, đánh thắng thì phần thưởng là Vịt thì gọi là mỏ vịt, tương tự như vậy gọi cho các nhà đánh quái vật kiếm khoáng sản như Nhà lùn, Nhà Naga, Nhà Medusa, Nhà Cyclop…Nhà đánh chim cấp 3 thành Thần để giải cứu Thần gọi là nhà giải cứu Thiên thần.
-Giếng lực là giếng hồi đầy mana cho tướng trong 1 ngày, Suối lực là suối tăng gấp đôi mana cho tướng chỉ có tác dụng 1 lần /1 tuần

7)Các tên gọi khác:

-Tướng chiến, tướng phép: Hai trường phái tướng chính trong H3. Tướng chiến là tướng bắt đầu trò chơi không có sách phép, tướng phép là tướng bắt đầu trò chơi có sẵn sách phép. Hiểu nôm na như vậy chưa được chuẩn lắm vì thành Xương cả tướng chiến và tướng phép đều có sách phép lúc bắt đầu. Tuy nhiên tướng phép khi lên lv thường lên các kỹ năng phục vụ cho phép thuật như Sorcery, Intelligent, Earth Magic, Air Magic, Fire Magic, Water Magic…và lên các chỉ số Spell Power và Knowledge nhiều hơn, tướng chiến thì ngược lại, thường lên các kỹ năng Offense, Amorer, Tactics… và lên các chỉ số Attack, Defense nhiều hơn.
-Tướng chuyên Logistics, tướng chuyên 1 quái vật nào đó,… là các tướng có kỹ năng đặc biệt tăng độ mạnh của kỹ năng Logistics hoặc cộng Attack, Defense và Speed cho quân đó. Từ “chuyên” ở đây được hiểu là kỹ năng đặc biệt của tướng.

Phần II: Các luật lệ chung của H3


Đã là 1 game chiến thuật thì đương nhiên là có các luật chơi của riêng nó. H3 có rất nhiều luật chơi, từ đó dẫn đến những quy định hẹp hơn do người chơi thống nhất với nhau dựa trên những luật chơi của game. Vì ý kiến và quan điểm của mỗi người mỗi khác nên thỉnh thoảng trên diễn đàn hay có những tranh luận về vấn đề này. Có 1 số điểm cần lưu ý như sau.

1)Về kích thước bản đồ:

Không có zì phải nói nhiều, bản đồ càng to thì có càng nhiều thứ để khám phá như nhà rồng, mỏ vịt, thành, đồ vật. Mọi người hay chơi bản đồ XL (cỡ rộng nhất) và có lòng đất (biểu tượng bên phải cạnh chữ XL khi tạo bản đồ). Tại sao lại thêm lòng đất vào? Vì thêm lòng đất thì kích thước bản đồ sẽ tăng gần như gấp đôi, thỏa mãn nhu cầu “càng to càng sướng” của anh em, và cũng vì thế mà các thứ khác cũng nhiều lên, đúng với ham muốn “thích của lạ” của mọi người. Thực ra thì lòng đất chứa nhiều đồ vật, nhà rồng, mỏ vịt hơn trên mặt đất nên thường được yêu thích khi tạo map mà thôi.

2)Về Water, Monster:

Có sự thống nhất cao độ là không chơi bản đồ có nước. Tại sao? Vì nếu không có bộ đồ đi biển thì xuống thuyền sẽ mất toàn bộ lực đi, lên bờ cũng sẽ mất hết lực đi, trên mặt nước không có nhiều thứ hay ho như trên đất liền…Để giảm đi sự vô duyên và lãng phí đó, một quy định bất thành văn là không chơi bản đồ có nước. Điều này kèm theo 1 loạt các đồ vật, kỹ năng, phép thuật có liên quan đến nước, đên đi biển bị hắt hủi. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn vô dụng, đồ đi biển có 1 cái mũ cấp 4, 1 cái vòng cổ cấp 3 bán vào shop được khá nhiều tiền. Muốn bán được đồ vật các bạn phải xây chợ bán đồ Artifact Mechant ở 3 thành là Chim lửa (Conflux), thành Titan (Tower) và thành Rồng đen (Dungeon). Bạn có càng nhiều chợ thì bán được đồ giá càng cao. Lưu ý điểm này để khi chiếm được nhiều thành, bạn nên ưu tiên xây chợ (Market place) để đổi vàng, khoáng sản với giá rẻ. Quay lại vấn đề luật chơi, về Monster tức là quái vật canh đường, canh đồ thì có 3 cấp độ là yếu, bình thường và khỏe. Người chơi thường chọn Mons cấp độ Strong (khỏe). Tại sao? Vì dễ người dễ ta, khó người khó ta, quái vật khỏe thì số lượng nhiều, kinh nghiệm nhận được khi làm thịt nó sẽ tăng lên, tướng sẽ nhanh lên lv, chính ra lại có lợi thế hơn khi bem hàng chục đám yếu sinh lý ấy chứ.

3)Về thời gian cho 1 lượt đi:

Thường gọi nôm na là turn. Tức là thời gian cho 1 người chơi trong 1 lượt đi của mình, thời gian này là thời gian thực tính bằng phút cho các thao tác di chuyển trên bản đồ, xây dựng công trình trong thành…Thời gian này sẽ dừng lại khi bạn chuyển vào màn hình đánh quái vật hay người chơi đánh nhau. Ví dụ như turn 1 phút, bạn mất 15 giây để di chuyển tướng đi ăn đồ, sau đó bạn nhảy vào đập 100 con Ma cây chẳng hạn, thời gian chiến đấu là 3 phút, sau 3 phút đó bạn vẫn còn 45 giây để thao tác tiếp, nếu lại đánh nhau tiếp thì thời gian lại dừng lại không tính. Điều này dẫn đến 1 tình trạng là khi cần suy nghĩ các bước đi tiếp theo, trong khi đánh nhau đến lượt mình đi, người chơi thường chưa thao tác, không phải vì nghĩ ngợi đánh như thế nào, mà vì nghĩ xem sau trận đánh này mình sẽ làm gì tiếp hí hí, hành vi phi thể thao này gọi là câu giờ.

4)Về độ khó của trò chơi:

Có 5 cấp độ của trò chơi là 80%, 100%, 130%, 160% và 200% tương ứng với các biểu tượng Tốt, Mã, Xe, Hậu và Vua. Nếu chơi với máy thì không phải độ khó tăng là máy sẽ chơi hay hơn, máy chơi hệ nào cũng “ngu” như nhau hết. Độ khó ở đây phải được hiểu là độ khó khăn về tiền bạc và khoáng sản mà trò chơi đưa cho ta lúc đầu trận đấu. Cụ thể là 200% thì vào đầu trận ta chẳng có zì, 160% thì sẽ có 10.000 vàng, 10 gỗ, 10 đá và 4 khoáng sản mỗi loại, 130% thì sẽ có 15.000 vàng, 15 gỗ, 15 đá và 7 khoáng sản mỗi loại, 100% thì sẽ có 20.000 vàng, 20 gỗ, 20 đá và 10 khoáng sản mỗi loại, còn 80% thì sẽ có 30.000 vàng, 30 gỗ, 30 đá và 15 khoáng sản mỗi loại. Nếu bạn đấu với Computer thì vai trò của bạn và Com sẽ ngược nhau, ví dụ bạn chọn hệ 200% thì Com sẽ xuất phát với hệ 80%, bạn là 160% thì Com sẽ xuất phát với hệ 100%...Do đó khi đấu với Com thì không phải là Com chơi tốt hay kém, mà chỉ do xuất phát điểm của bạn và Com khác nhau mà thôi. Còn nếu bạn đấu với người, thì 2 bên xuất phát với tiền bạc và khoáng sản như nhau.
Một vấn đề đặt ra và hay cãi nhau nhiều là: Người đấu với người thì chọn độ khó như thế nào là hợp lý, 2 trường phái chính là 200% và 160%. Xét trên vấn đề luật chơi thì chọn kiểu nào cũng là công bằng, vì rõ ràng 2 bên xuất phát điểm như nhau cơ mà. Chọn 200% với cái lý do là đã chơi là phải chơi khó nhất, càng khó càng thích. Nếu 2 người chơi thống nhất đấu với nhau 200% thì OK, không phải bàn cãi nhiều, đã chơi là chấp nhận không kêu ca. Nhưng liệu 200% có ổn không?? Sab xin đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vấn đề này. H3 tạo bản đồ theo chế độ Random, đã là ngẫu nhiên thì 2 người chắc chắn sẽ có kẻ giàu, người nghèo hơn, không thể 2 người mà bản đồ phân phối khoáng sản, đồ vật tương đương nhau được. Điều này đã được chứng minh qua thực tế, và gặp nhiều là khác. Các bạn hình dung xem, 2 đối thủ, 1 người ra ngõ đã va mặt vào tiền, thấp thoáng xa xa đã 3,4 cái mỏ vịt, khoáng sản thì 1 vài chú Skeleton, Imp.. canh giữ, 1 người thì đất thành mình bé tí, cắm đủ 2 mỏ gỗ, đá thì cũng chẳng biết làm gì, vì đất sang thành khác nhìn có vẻ sung túc đấy, nhưng quái canh đường thì khoai quá, nhà nghèo không có tiền mua tướng, lấy đâu ra quân mà đánh bọn canh đường. Nếu đánh 200% thì một người cứ End qua ngày đợi tiền, 1 người thì 1 ngày chiến đến 4,5 trận. Với 1 khởi đầu như thế thì có lẽ kết cục dành cho 2 người trình độ ngang nhau chắc các bạn cũng đoán được. Người thua liệu có tâm phục không, mặc dù vào trận đã thống nhất là 200% rồi. Tất nhiên là không được phục cho lắm. Nếu là 160% thì sao?? Thì nghèo đến mấy cũng mua được 3 tướng để gom quân, nghèo đến mấy cũng xây được nhà quân để càn quét bọn lít nhít canh đường. Các cụ đã dạy rồi “Ai nghèo ba họ, ai khó ba đời”, qua đất nghèo chắc chắn sẽ sang khu vực giàu có. Trận đấu như vậy sẽ thêm phần thú vị hơn. Theo quan điểm cá nhân Sab, nên chơi 160% để đảm bảo sự cân bằng 2 bên. Còn những ai theo đuổi quan điểm 200%, Sab không có ý kiến gì, vì đó là luật chơi, ai thích thì theo, ai không thích thì không theo, đó là 1 điều hết sức bình thường và tự nhiên. Giống như việc bạn sang Anh mà đi bên phải đường xe nó húc cho vỡ mồm, ở đó mà hát “khi đi học em đi đường bên phải”.OK?

5) Về chọn thành, chọn tướng:

Lại thêm một vài vấn đề khá nhạy cảm đây.
Nhà sản xuất lúc đầu khi bắt tay viết 1 game, thường luôn phải suy nghĩ đến 1 vấn đề là hạn chế các lỗi, các sai sót, các điểm không hợp lý sẽ phát sinh khi chơi. Nhưng trên đời không có zì là hoàn hảo, không ai là thiên tài không thể mắc sai lầm, và H3 cũng không phải là ngoại lệ. H3 có 1 số thành, 1 số tướng mạnh hơn, quái đản hơn những thành, những tướng khác. Và điều đương nhiên là những ai sở hữu những thành, những tướng đó càng sớm thì cơ hội chiến thắng càng cao. Cũng nằm trong mục đích tạo sự cân bằng giữa những người chơi, các thành, các tướng này bị cấm hoặc khuyến cáo là không sử dụng khi chọn. Cụ thể như sau:

a)Thành Ma (Necropolis):

Nhiều quan điểm là cấm thi đấu, cấm chơi lúc đầu, và nếu có chiếm được cũng cấm phát triển thành quân chủ lực, chỉ có thể xây lên kiếm tiền hoặc xây nhà phép học phép. Tại sao lại ghét bỏ thành Ma đến thế, xin thưa thành này có quá nhiều điểm vô đối, quái dị và phi thể thao.
-Thứ nhất thành Ma có kỹ năng độc nhất Necromancy, kỹ năng đúc xương, biến 1 số lượng (tính theo %) quân đã chết thành Skeleton, tất cả các tướng thành Ma đều có kỹ năng này, thậm chí có 2 đại ca siêu chuối là Isa và Vidomina còn có kỹ năng đặc biệt là Necromancy, 2 thằng cha này càng lên lv thì khả năng đúc xương càng khỏe, quân sẽ càng ngày càng đông. Bình thường thì gặp quân canh đường yếu, anh em ta thương tình bỏ qua ko đánh, nhưng với thành Ma, càng thấy người chết càng vui, phương châm chiến tranh là tất cả, trẻ không tha, già không thương, từ các anh Người đất đầu to óc quả nho đến các em Tiên nữ sexy, quân thành Ma đều xông vào abcxyz hết. Nhưng nếu chỉ thế thì cũng không đáng kể lắm, thành Ma có 1 bộ đồ khủng bố là bộ đúc Lich, tập hợp từ 3 đồ tăng kỹ năng Necromancy. Bộ đồ này khi lên Expert Necromancy thì thay vì đúc ra Xương, nó đúc ra quân Lich lv5, 1 con bắn xa, bắn lan (bắn được các đối tượng không phải quân thành Ma đứng cạnh nhau). Khỏi cần nói các bạn cũng có thể hình dung ra sự khủng khiếp của thành Ma khi sở hữu bộ đồ này. Bộ đồ khá dễ kiếm vì 3 đồ vật ghép thành không phải là đồ cấp cao, có thể mua được ở các Chợ đen hoặc trong các chợ mua đồ vật trong thành.
-Thứ hai thành Ma có Vampire Lord, quân bậc 4 nâng cấp với kỹ năng độc nhất vô nhị là hút máu các sinh vật sống để hồi sinh bản thân theo lượng máu đó. Với khoảng 20 con Vampire Lord trở lên và 1 tướng chiến, bạn có thể càn quét hầu như toàn bộ bản đồ, thêm 1 con tướng phụ đi theo con này để cầm quân Xương, thì các trận chiến sẽ càng kéo dài lê thê không dứt. Vampire Lord với kỹ năng độc đáo của mình có thể thắng những trận đấu không thể tưởng tượng được. Vì sao ư, vì trong bản đồ trận đấu, có 1 ô đặc biệt mà chỉ có thể có tối đa 2 đối thủ đứng vào đó tấn công Vampire, đó là ô dưới cùng bên phải. Thế nên cho dù bạn có bem 1 đám quái có 7 cọc quân, thì cũng chỉ có 2 cọc quân tấn công được Vampire mà thôi. Hiểu 1 cách nôm na là khi cầm Vampire tấn công 1 đám quái vật, bạn chia số lượng đám quái đó đi 3,5 lần, đấy mới là thực lực quân mà bạn phải đối đầu. Chi tiết xem hình vẽ minh họa. Isa lv 1 với 18 Vampire Lord bem nhẹ nhàng 90 chú Swordman thành Thiên thần. Với vị trí đứng như trên hình, thì chỉ có 2 cọc 15 đánh được Vampire, 4 cọc kia tạm thời đứng ngoài viết di chúc. Ngoài Vampire ra chắc không có khả năng nào đánh chay được bọn này 1 cách dễ dàng như thế cả.
Trên đây là sơ sơ 2 điểm cơ bản mà thành Ma được đưa vào diện cấm thi đấu, cấm phát triển quân nếu chiếm được.

b)Kỹ năng Diplomacy:

Thường hay gọi tắt là Dip. Chi tiết của kỹ năng này như sau. Dip sẽ tăng cơ hội để các quái vật bạn gặp trên đường gia nhập theo đội quân của bạn và giảm giá đầu hàng khi bạn đánh với 1 Hero khác nếu xét thấy cần phải chuồn chuồn. Cụ thể là Basic giảm giá tiền bạn phải trả khi đầu hàng là 20%, Advanced là 40% và Expert là 60%. Còn nếu khi 1 đạo quân trên đường đầu hàng bạn và muốn gia nhập quân đội của bạn và bạn phải trả tiền, thì giá tiền bạn phải trả đúng bằng số tiền mà bạn mua quân đó trong thành nhưng không kèm khoáng sản. Cụ thể nếu có 10 con Thiên thần nâng cấp muốn theo bạn, bạn phải bỏ ra 1 khoản là 50.000 vàng, còn nếu ta mua con này ở thành là 5.000 vàng và 3 Gems cho 1 con. Giải thích đến đây chắc bạn đã hiểu được phần nào sự vô đối mà kỹ năng Dip mang lại, nó nôm na gọi là “biến không thành có”. Nếu bạn có kỹ năng Dip, bạn gần như có tất cả mọi thứ mà không phải làm gì khó nhọc, nhiệm vụ duy nhất bạn phải nghĩ là làm sao kiếm được nhiều tiền để đi gom quân, và ngăn cản đối phương không gom được quân nhiều và mạnh như mình. Khi có Dip, bước đầu bạn sẽ thu phục những quân yếu, dần dần, bạn thu phục những quân mạnh hơn, những quân yếu thừa ra bạn cho tướng phụ cầm đi đánh chiếm để kiếm tiền, đào vịt, lấy đồ…Có 1 số điểm cần lưu ý nếu các bạn chơi Dip
-Rất cần có phép Vision để soi quân, có phép này bạn sẽ biết ngay là đạo quân đó có bao nhiêu con, đầu hàng hay đánh bạn, và nếu đầu hàng thì sẽ miễn phí hay đòi bạn chi tiền. Nếu không có phép Vision thì nên thu phục vài chú Rogue, có con này trong đội hình bạn cũng có thể soi quân như khi có Vision.
-Dip thường chỉ có tác dụng nếu bạn mạnh hơn hoặc yếu hơn không đáng kể so với đám quân bạn cần thu phục. Quân bạn càng mạnh, chỉ số của tướng càng cao thì càng dễ thu phục.
-Nếu trong đội hình của bạn có quân giống với quân bạn thu phục hoặc cùng thành, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Ví như bạn cầm 1 vài con Thiên thần, sẽ dễ dàng thu phục 1 đám Thiên thần hay 1 đám Champion (ngựa cấp 6 cùng thành) hơn.
-Đánh chiếm bất cứ nhà rồng nào bạn nhìn thấy nếu bạn đủ khả năng, và càng sớm càng tốt. Nhà rồng mang đến cho bạn tiền để tiếp tục đi thu quân, và đồ đạc để bạn trang bị cho tướng ngày càng mạnh.
-Đánh chiếm bất cứ đồ vật nào có khả năng xoay chuyển cục diện trận đấu, đó là sách gió, sách đất, mũ lv5 và cánh thiên thần. Những thứ nói trên cho phép tướng có khả năng bay nhảy, về thành 1 cách linh hoạt, từ đó dẫn đến việc thu phục quân, đúc vịt, chiếm đồ dễ dàng. Bạn càng cầm nhiều mấy thứ này, có nghĩa là đối phương sẽ càng có ít cơ hội chiếm được nó. Ngoài ra khi đánh nhà rồng, bạn nên dùng phép bay vào đánh thẳng rồng, không nên đánh con canh ở ngoài, sẽ rất thú vị nếu đối phương đến sau, hì hục bem con canh cửa, rồi gặp phải cái nhà rồng rỗng tuếch, chỉ biết hậm hực vì mình không có phép bay. Lưu ý thêm là bạn phải chiếm được càng nhiều bộ đồ mạnh càng tốt, tiêu biểu là bộ Thiên thần và bộ máu, nếu bạn cầm 1 bộ thiên thần và có khoảng 3 cây kiếm Thiên thần nữa thì đối thủ của bạn gần như không có khả năng ghép đủ bộ Thiên thần vì thiếu cây kiếm.
-Một vấn đề nữa khi có Dip là thu phục những quân gì trên bản đồ?? Nếu bạn mở được cột bản đồ mặt đất và lòng đất thì đơn giản rồi, những quân lv7, lv6 mạnh gần bạn, những con nào mà bạn nhận thấy chiếm số lượng lớn trên bản đồ, ưu tiên những con cùng thành với nhau hoặc trùng với những thành bạn đã có (để dễ nâng cấp, và quân cùng 1 thành thì ít bị trừ Morale, hay nói cách khác là không bị chim ỉa lên đầu tức là bị mất lượt trong trận đấu vì ô hợp). Khi có Dip tránh sự tham lam thu phục, bạn thu phục nhiều mấy thì cũng chỉ vác được 7 loại quân vào trận đấu mà thôi. Sab cũng đã từng chơi Dip rất nhiều, nhận thấy có các quân sau xuất hiện thường xuyên trên các bản đồ mà dân ta hay chiến là 8XM8 và 6LM10, đó là :Thiên thần trong các nhà giải cứu Thiên thần, Vịt trong các mỏ vịt, Titan, Ngựa Champion thành Thiên thần, Gấu thành đá, ngoài ra cũng hay gặp các quân như Ngựa ma thành Ma, Thần đèn thành Devil, và 1 chú khá được yêu thích, chuyên gia diệt quân lv7, đó chính là chú Bò đen nâng cấp thành Đầm lầy. Thường khi chơi Dip sẽ có 4,5 quân lv7 và lv6, 2 ô còn lại thường dành cho các cung thủ mạnh nếu có thể thuc phục là Cyclop thành Đá, Cung cấp 5 thành Thiên thần và Cung cấp 3 thành Rồng vàng (bạn ghép được bộ cung thẳng thì Cyclop và Cung cấp 5 thành Thiên thần sẽ rất khỏe đấy). Đội hình lý tưởng nếu chơi Dip mà bạn có thể thu phục được sẽ gồm có Thiên thần, Titan, Gấu, Vịt, Champion, Bò đen và Cyclop. Bộ đồ mặc sẽ là bộ thiên thần, bộ máu, bộ cung thẳng, quả cầu đỏ và cái áo tăng Speed
-Có 3 tướng có sẵn kỹ năng Dip từ lúc mới đẻ ra là Adela thành Thiên thần, Ryland thành Rồng vàng và Cyra thành Titan. Các tướng phép thường dễ lên Dip hơn các tướng chiến. Theo kinh nghiệm có 1 vài tướng dễ lên Dip nằm ở các thành Chim lửa, Thiên thần. Mephala thành Rampart là 1 tướng khủng, cũng hay lên được Dip.
Dip là 1 kỹ năng rất mạnh, hoàn toàn có khả năng thay đổi cục diện trận đấu, do đó 1 vấn đề gây tranh cãi là chơi Dip hay không chơi Dip khi đấu với nhau. Ai cũng có cái lý của mình cả. Người ủng hộ chơi thì cho rằng trò chơi có cái gì thì mình chơi cái đó, rồi thì chơi Dip quân nhiều, đồ mạnh, đánh nhau trận cuối cũng mới đã. Là 1 người đã từng chơi Dip nhiều với anh em bạn bè, công nhận chơi Dip cũng có cái thú riêng của nó. Cảm giác khi cầm hơn 200 con Thiên thần, hơn 1000 con Champion, mấy chục chú Titan, hơn 100 chú Gấu…mặc trên người bộ Thiên thần, bộ Máu… thì thật là tuyệt. Rồi những pha rượt đuổi nhau trên bản đồ, thi nhau móc lốp nhà Rồng, thu phục quân cũng khá là thú vị. Nhưng xét trên nhiều khía cạnh, Dip bộc lộ 1 vài những nhược điểm và giảm tính công bằng giữa những người chơi.
+Có 3 tướng có sẵn Dip từ lv1, nếu chấp nhận không chọn 3 tướng này từ đầu, vẫn còn khả năng mua được 3 tướng này trong các tuần tiếp theo. Từ đó dẫn đến việc có thể 1 bên lên Dip rất sớm, 1 bên lên Dip rất muộn, kết quả trận đấu chắc không phải bàn
+Có thể có khả năng 1 bên có cột học Dip gần nhà, vậy chỉ cần bỏ ra 1 ít tiền là tướng nào cũng lên được Dip, sự không cân bằng càng rõ nét. Có nhiều lần Sab đã gặp trường hợp này, thôi thì Mephala, CragHag hay Tazar mà lại có Dip nữa thì đừng hỏi.
+Sự phân bố nhà rồng, các đồ vật như Sách gió, mũ lv5, cánh thiên thần không đồng đều, đương nhiên nếu chơi Dip bên nào gần những thứ như vậy thì cơ hội chiến thắng sẽ áp đảo hơn đối phương.
Những lý do chính trên đây khiến Dip phá vỡ sự cân bằng của game xét trên 1 góc độ nào đó. Cũng giống như 160% và 200% khi bắt đầu chơi, dùng Dip hay không là tùy mỗi người. Nếu đã thống nhất với nhau trước khi chơi, thì dùng hay không đều được cả. Nhưng đã là người chơi H3, bạn rất nên chơi thử 1 vài lần Diplomacy, cảm giác rất thú vị và những tính toán chiến thuật cũng rất hay đấy.

c)Các tướng mạnh của H3:

Hero mạnh là Hero có những kỹ năng mạnh, thậm chí càng ngày càng mạnh, có những phép mạnh, có những khả năng có thể càn quét càn quét bản đồ sớm, tạo tiền đề cho việc phát triển và mở rộng. Ở đây không xét các tướng thành xương (tiêu biểu là Isa và Vidomina) và 3 tướng có sẵn Diplomacy là Adela, Ryland và Cyra.
+Mephala thành Rampart, Tazar thành Fortress và Neela thành Tower, 3 tướng có kỹ năng đặc biệt là Amorer, kỹ năng này càng tăng khi tướng lên lv. Amorer giảm sát thương vật lý khi đánh nhau, bao gồm cả sát thương cận chiến và sát thương do cung thủ gây ra. Lưu ý khi cầm 3 tướng này là khi vào các cột cộng Attack và Defense, bạn cộng tất vào Defense, rất nhiều người nghĩ rằng đã chuyên Defense thì cộng thêm vào Attack tấn công cho khỏe, xin thưa rằng không, 1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề. Chắc các bạn chưa chứng kiến 1 trận chơi Dip giữa Mephala và Tazar, 2 con tướng đánh nhau gần 2 tiếng đồng hồ mới xong trận đấu, mình còn nhớ là hơn 300 con Thiên thần nâng cấp mà chưa chém chết được 10 con Thiên thần đối phương, đấy chính là nhờ kỹ năng Amorer, càng lên lv thì thủ càng khỏe.
+CragHag và Gundula thành Đá, 2 tướng có kỹ năng đặc biệt là Offense, tương tự như trên, nhưng Offense là kỹ năng tăng sát thương cận chiến. Craghag lên nhiều Attack hơn vì là tướng chiến, Gundula dù sao cũng là tướng phép, sức tấn công không bằng Craghag được.
+Kyrre thành Rampart, Dessa thành Đá và Gunnar thành Rồng đen, 3 tướng có kỹ năng đặc biệt là Logistic, tăng lực đi cho tướng, càng lên lv thì đi được càng xa. So với các tướng bình thường, 3 tướng này ở lv tầm hơn 20 lực đi có thể gần gấp 3. 1 ngày đi được nhiều hơn đương nhiên sẽ làm được nhiều việc hơn, nhất là chăn vịt được nhiều hơn các tướng khác. Nếu mặc được giày hay găng tay tăng lực đi, thì sẽ càng nâng cao khả năng của tướng. Đã test với Kyrre lv 24, mặc 1 giày, 1 găng tay, đi trên đường đá, đi hết 1 cạnh của bản đồ XL trong hơn 2 ngày 1 chút, ngoài Dessa và Gunnar ra, không tướng nào có thể làm được điều tương tự như vậy cả.
+Luna thành Chim lửa, 1 Hero có kỹ năng đặc biệt là tăng gấp đôi sát thương của Fire Wall, phép tường lửa. Với những quân không phải là cung thủ và không miễn dịch với phép lửa, Luna là sự kinh hoàng. Luna có thể đánh được những đạo quân đi bộ và cả những quân bay 1 cách dễ dàng nếu người chơi biết dùng Fire Wall linh hoạt. Chi tiết về Fire Wall như sau
Lượng Spell point cần thiết : 8
Thời gian tác dụng :2 lượt
Basic Fire :Tạo ra 2 ô trên bản đồ có tường lửa,quân nào trong trận đấu đi qua sẽ mất ((Power x 10) + 10) máu
Advanced Fire : Giống như trên ,nhưng tạo ra 3 ô có tường lửa và lượng máu bị mất là ((Power x 10) +20).
Expert Fire :Giống như trên ,nhưng lượng máu bị mất là ((Power x 10) + 50).
Với Luna thì công thức trên còn được nhân đôi, ví dụ Spell power của bạn là 10, sát thương của tường lửa là 2x(10x10+50)=300 máu. Do vậy không có gì là khó hiểu khi chỉ với 1 con Bướm nâng cấp, Luna có thể bem được nhà có 50 Griffin để giải cứu 1 thiên thần. Bạn nên chơi qua Luna để có thể tạo ra những trận chiến khó tin, chỉ với 1 vài em Bướm có thể làm thịt nhẹ nhàng kể cả các bác lv7 kiểu như Gấu, Hydra. Sử dụng tường lửa 1 cách linh hoạt là bí quyết thành công. Lưu ý với những quái vật đứng 2 ô như Centaur, Pegasu…cần đặt tường lửa cách quân mình 1 ô thì quái mới xông vào, nếu đặt sát người, quái sẽ bỏ lượt và không xông vào.
+Shakti thành Rồng đen, Bron thành Đầm lầy. Hai tướng này có kỹ năng đặc biệt là tăng sức tấn công, phòng thủ và tốc độ cho 1 loại quân, với Shakti là Trogodyte, còn với Bron là Basilick. Điểm đáng nói là khởi đầu trận đấu, Shakti có thể có hơn 100 Trogodyte, Bron có thể có đến 7 Basilick, một số quân quá lớn và mạnh trong tuần 1, ngày 1. Với số quân này, Shakti và Bron có thể càn quét sớm và mở rộng bản đồ. Riêng Shakti, nếu khởi đầu với hơn 100 Trogodyte, cộng với số quân của tướng phụ và trong thành, Shakti có thể cầm gần 200 Trogodyte, hoàn toàn có thể chăn vịt trong tuần 1, ngoài ra, với gần 200 con Trogodyte, có thể đánh các mỏ quân lv6, lv7 ngay lập tức, mua quân để tiếp tục chinh chiến. Sab có chơi qua 1 vài trận về Shakti, và có trận đã chăn vịt luôn từ tuần 1 ngày 3, sẽ up file đính kèm và hình minh họa cho mọi người test thử, rất ấn tượng đấy.
+Ayden thành Devil, Ellesha thành Rampart và Andra thành Fotress. Ba tướng phép có kỹ năng đặc biệt là Intelligent, kỹ năng này cho phép tướng sở hữu một lượng mana khổng lồ, có thể sử dụng các phép như một biện pháp để khắc phục điểm yếu về tấn công cận chiến và gây sát thương hàng loạt. Đây là 3 tướng có khả năng xây dựng theo hướng phép thuật làm chủ đạo 1 cách thuận tiện. Chi tiết về phép thuật trong H3 Sab đã đề cập đến trong Thư viện của Box, các bạn có thể vào tìm hiểu thêm. Ở đây xin đề cập luôn đến các phép cơ bản, thường được sử dụng nhiều nhất.

*Các phép gió (Air magic)

-Haste: được dùng nhiều và rất được ưa chuộng, tăng tốc độ di chuyển của quân trong trận đấu, lên Expert Air sớm để phép có tác dụng lên toàn quân. Haste ứng dụng để áp sát cung thủ với những quân tốc độ thấp, Haste dùng để tạo lợi thế tấn công trước hoặc wait để bắt đối thủ đi trước, Haste dùng để tiêu diệt nhanh không cho đối phương chạy trốn hoặc tấn công nhanh thành tránh bị tháp canh bắn nhiều. Haste là phép tiêu biểu cho câu “tiên hạ thủ vi cường”
-View Air: dùng để soi đồ vật, soi tướng đối phương, soi vị trí các thành trên bản đồ. View Air là 1 phép tốn cực ít mana (1 mana khi expert Air) nhưng lợi thế nó mang lại là vô cùng to lớn. Có View Air bạn có thể kiểm soát bản đồ 1 cách dễ dàng, biết vị trí của các tướng đối phương và quan sát, bạn có thể suy đoán vai trò của tướng địch, phục vụ cho việc tấn công bất ngờ, chiếm thành hay tiêu hao sinh lực địch. View Air còn cho biết khu vực nào có nhiều đồ vật để bạn có thể tung quân vào đó săn đồ. Kết hợp với View Earth (có thể soi đường chính) và vị trí của tướng đối phương, bạn có thể suy đoán đối phương có bay, door hay chưa, đang chăn vịt hay dò đường…từ đó có những quyết định cho mình.
-Chain Lightning: 1 phép lv4 mạnh, có tác dụng tấn công 4 đối tượng liên tiếp cạnh nhau, đối tượng đầu tiên chịu full dam, các đối tượng tiếp theo giảm 1 nửa. Chain Lightning áp dụng khi tấn công các quái vật chia thành nhiều cọc, ví dụ như các cung thủ. Chain Lightning cũng áp dụng để tỉa quân, củ hành củ tỏi. Ví dụ bạn gặp 1 đám cung thủ đông đúc, bạn cho tướng cầm 1 quân tốc độ cao, vào trận Chain Lightning, rồi chạy, rồi lại tiếp tục…Có thể áp dụng cho tướng địch nếu mình có quân tốc độ cao giành quyền đi trước
-Dimension Door và Fly, còn gọi là “bay door”. Không phải nói nhiều, 2 phép có thể thay đổi cục diện trận đấu, cho phép tướng có khả năng di chuyển linh hoạt, không bị giới hạn bởi chướng ngại vật, phục vụ tốt cho nhiều hoạt động như móc lốp đồ (nếu không đủ sức đánh quân canh), úp sọt tướng đối phương…Lưu ý khi dùng 2 phép này là nên để ý lượng mana còn lại của tướng, tránh tình trạng di chuyển vào vùng đất khó khăn hoặc đi mất nhiều ngày mới ra được vì không còn mana để bay door trở lại.

*Các phép đất (Earth magic):

-Shield: Đúng như cái tên của nó, Shield tạo 1 lá chắn cho quân đội, giảm sát thương cận chiến 1 cách đáng kể. Với Expert phép đất, tất cả quân sẽ được giảm 30% sát thương cận chiến, 1 con số không hề nhỏ. Ví dụ đơn giản là đối phương đáng ra chém chết 30 con thiên thần của bạn thì khi được cast phép, sẽ chỉ thiệt hại 20 chú mà thôi. Xin lưu ý lại là giảm 30%, một con số ấn tượng. Khi đấu với các tướng chiến, nếu lực lượng tương đương thì Shield là chìa khóa của chiến thắng.
-Slow:Một phép cực kỳ hiệu quả trong nhiều trường hợp, trái ngược với Haste, Slow giảm tốc độ di chuyển của đối phương, nhưng hay hơn Haste nhiều là Haste tăng 5 Speed, còn Slow giảm 50% Speed và được làm tròn xuống, ví dụ 1 quân có Speed 3 thì dính Expert Slow, Speed chỉ còn 1. Slow áp dụng để ngăn đối thủ áp sát mình sớm, tạo điều kiện cho cung thủ bắn, cho quân tốc độ cao đánh tỉa, cho quân đánh không phản rỉa máu, cho tướng dùng các phép sát thương…Slow có thể bị phá 1 cách đơn giản nếu đối phương cast Dispel hoặc Haste, nhưng Slow khi đi đánh quái vật thì quá tuyệt. Bạn có thể vào đánh các nhà giải cứu thiên thần, nhà Naga lấy tiền, dùng cung thủ bắn tỉa các quái vật tốc độ chậm…
-Meteor Shower: 1 phép sát thương diện nhỏ và mạnh. Phép này gây sát thương cho 7 ô trong trận đấu (1 ô ở giữa, 6 ô xung quanh), áp dụng khi quân địch co cụm tại 1 vị trí (ví dụ như bo cung thủ chẳng hạn)
-Resurrection: Phép hồi sinh, hồi sinh 1 lượng quân bị chết theo lực của tướng. Chi tiết như sau
Basic : Hồi sinh một lượng máu ((Power x 50) + 40) cho quân không phải là quân thành xương.Lấy lượng máu này chia cho số máu của quân hồi sinh sẽ được số lượng quân hồi sinh.Số lượng này chỉ sống trong trận đấu,khi kết thúc trận đấu,lượng quân này vẫn bị mất đi
Advanced : Giống như trên ,nhưng lượng máu được hồi sinh là ((Power x 50) +80),và số lượng quân này sẽ sống sót sau trận đấu
Expert :Giống như trên,nhưng lượng máu được hồi sinh là ((Power x 50 + 160).
Ví dụ với Expert Earth, spell power 10, bạn sẽ hồi sinh được 10x50+160=660 máu. Với 1 con thiên thần nâng cấp 250 máu thì hồi được 2 con, với con Maskman 10 máu thì hồi sinh được 66 con.
Lưu ý là từ Advanced Earth trở lên thì số quân hồi sinh trong trận đấu mới sống tiếp sau trận đấu được, và trong trận đấu nếu định hồi sinh cho 1 đám quân đã chết hết thì không được giẫm lên ô chứa xác quân đó, nếu có quân nào lỡ chân đứng vào ô chứa các xác đó thì vô phương cứu chữa, chính thức chia buồn.
-Town Portal: Phép hồi thành, từ Advanced Earth trở lên là bạn có thể về bất cứ thành nào bạn đang sở hữu. Nếu có tướng đứng ở cổng thành rồi thì tất nhiên bạn không về thành đó được. Phép hồi thành dùng để di chuyển linh hoạt khi mua quân, dồn quân, khi lỡ đi xa mà cần về thành hồi mana hay thủ thành nếu nhận thấy sắp bị đánh chiếm. Nếu thành nào có suối tăng gấp đôi mana hay nhà Stable tăng lực đi cho cả tuần thì tướng chính đầu tuần nên về thành.
-Implosion: còn gọi là Đổ đất, phép tấn công 1 đối tượng mạnh nhất trò chơi, với sát thương khi lên Expert Earth là (Spell power x 75 + 300). Với tướng phép power 20 chẳng hạn, 1 phát đổ đất sẽ lấy đi sinh mạng của 7 chú Thiên thần nâng cấp hay 6 chú Titan. Đổ đất dùng để đánh các đạo quân chủ lực của đối phương, rất thích hợp trong chiến thuật củ hành, hit and run. 1 trận đấu tiêu biểu Sab nhớ khi mình phát hiện đối thủ tiến gần sát 1 thành bỏ hoang trên đường chăn vịt, 1 ý nghĩ táo bạo là lấy tướng chính Expert Intelligent, door qua chiếm thành đó, xây tavern mua 1 tướng phụ nhảy vào đánh, xác định là tướng chăn vịt không có Còng tay (có thể đầu hàng tháo chạy) và không có đồ chống phép. Ngay lập tức tướng chính vác theo 1 Rồng vàng vào cuộc, cứ 1 lần đổ đất là hơn 20 chú Vịt nằm xuống rồi chạy, về thành đó mua tướng, lại nhảy vào chiến, đổ đất rồi chạy, sau 6 lượt thì gần 150 Vịt chủ lực đã ra đi trong sự bất lực của đối phương.

*Các phép Lửa (Fire Magic)

-Blind: Hóa mù đối thủ. Đối thủ bị mù sẽ không thể tấn công cho đến khi bị tấn công hoặc được tướng giải phép bằng Dispel. Blind áp dụng khi bạn thấy cần phải cô lập 1 hay 1 vài đạo quân nào đó vì nó quá mạnh, vì nó tốc độ cao có thể áp sát mình…Khi lên Expert Fire, Blind cho phép bạn tấn công quái vật bị mù mà không bị đánh phản cho lượt tấn công đó.
-Armageddon: còn gọi là Mưa lửa, 1 phép hủy diệt diện rộng tấn công tất cả quái vật, kể cả xe tên, xe bắn đá, lều hồi máu trên bản đồ trận đấu của cả 2 bên. Phép này ứng dụng khi bạn mang các quân chống được phép lửa như Rồng đen, rồng vàng, thần đèn, chim lửa, người lửa…Sát thương của nó khi Expert Fire là (powerx50+120), chú ý kẻo khi mang 1 vài quân chống phép lửa mà tấn công không chết hết đối thủ, lại bị nó đập lại cho thì vui.
-Berserk: Hóa điên. Các đối tượng bị dính phép sẽ tấn công đối tượng gần mình nhất bất kể quân mình hay quân địch. Khi lên Expert Fire, berserk có tác dụng lên 19 ô trên bản đồ, rất ấn tượng. Phép này dùng để đối phó khi mà quân số địch quá đông, phương pháp để địch tự tàn sát lẫn nhau là rất hợp lý.

*Các phép Nước (Water Magic)

-Bless: Còn gọi là đổ rượu. Tăng sức tấn công tối đa cho quân được cast phép. Với Expert Water, sức tấn công (damage) của tất cả các quân sẽ là (max damage +1). Ví dụ như 1 con Bướm xanh nâng cấp thành Chim lửa, damage là 1-3, khi được cast phép damage luôn là 4 đến khi hết tác dụng của phép.
-Cure: Còn gọi là hồi máu, tác dụng phụ của phép này là xóa bỏ 1 vài trạng thái bất lợi mà quân đó đang gặp, ví dụ như bị Medusa hay Basilick hóa đá thì Cure sẽ giúp quân đó không bị hóa đá nữa.
-Dispel: Giải phép. Basic Water thì chỉ giải các trạng thái trên quân mình, Advanced thì giải được cả các trạng thái trên tất cả quân đội đối phương, còn Expert thì giải thêm các trạng thái bất lợi trên bản đồ trận đấu ví như tường lửa, cát lún (Quick sand), có thể xóa tất cả mìn ngoài tường thành của thành Tuyết (Tower).
-Forgetfulness: Ác mộng với các cung thủ, phép này làm cho tất cả các cung thủ không thể bắn, có tác dụng lên toàn bộ cung thủ của kẻ địch chỉ từ Advanced Water trở lên. Với 1 tướng phép có thể dễ dàng hạ gục cung thủ với phép này, vì phần lớn cung thủ khi đánh cận chiến sẽ bị trừ damage.
-Teleport: Dịch chuyển tức thời trong trận đấu cho quân được cast phép, áp dụng cho các trường hợp quân tốc độ thấp muốn áp sát để tiêu diệt nhanh 1 đạo quân đối phương. Ví dụ quân ta bị địch Slow để nhằm mục đích tỉa dần, ta có thể di chuyển tức thời 1 đạo quân mạnh (ví dụ Vịt) khi đến lượt đi của quân đó, áp sát và chém đạo chủ lực của đối thủ, hoặc áp sát cung thủ.
-Clone: Tạo ảnh của một quân, ảnh này giống hệt với quân gốc, nhưng sẽ chết khi chịu bất kỳ 1 sự tấn công nào. Thường áp dụng với quân lv cao, ví dụ như Clone Thiên thần để hồi sinh đồng đội chẳng hạn, hoặc dùng Clone để tấn công đối phương, làm đối thủ mất 1 lần đánh trả, tạo điều kiện cho các quân khác xông vào đánh hội đồng.
-Prayer: Cầu nguyện, 1 phép tăng sức mạnh toàn diện, gồm có tăng Attack, Defense và Speed thêm 4 đơn vị, cơ bản nhất là tăng 4 Speed và có tính cộng tác dụng với Haste (Expert Air tăng 5 Speed).

Ngoài ra còn các tướng có các kỹ năng sẵn có rất hữu ích đó là Tactics, Archery, Amorer, Offense..Các tướng này có khả năng càn quét tốt trong những ngày đầu, phục vụ cho việc mở rộng bản đồ và phát triển lâu dài. Nếu có ý định tập chơi H3, các bạn nên thuộc các tướng, lúc đầu sẽ khó nhưng lâu dần sẽ quen, nhìn mặt tướng là phải biết tướng thành gì, tên gì, tướng chiến hay tướng phép (có sách phép hay không lúc khởi đầu), có kỹ năng đặc biệt gì, có sẵn 1,2 kỹ năng gì, có sẵn phép gì. Chơi dần rồi sẽ biết tướng đó hay lên những kỹ năng gì, có lên đẹp hay không. Muốn test 1 tướng bạn có thể tạo game, chọn tướng đó, gõ lệnh nwcneo cho tướng lên lv để học kỹ năng. Có 1 vài tướng lv1 đã sẵn có những phép mạnh như Hồi sinh, Chain Lighting, hay có sẵn những phép hữu ích, ví như Slow, Haste..

Trên đây là 1 vài điểm cơ bản về luật chơi, sau đây, Sab sẽ đi sâu vào chiến thuật chung cho việc xây dựng, phát triển, đánh quái và chiến thuật riêng cho từng thành cụ thể.

Phần III: Chiến thuật chung cho H3

Có 1 số chiến thuật cơ bản mà người mới tập chơi nên nắm rõ

1)Thuộc quân, thuộc tướng, thuộc phép, thuộc vị trí trên bản đồ, thuộc đồ vật (Tham khảo thêm trong Thư viện của Box Heroes)

Thuộc ở đây là biết những điểm chính. Với quân đó là cấp độ quân lv mấy, bao nhiêu máu, tốc độ di chuyển là bao nhiêu và kỹ năng đặc biệt là gì, đấy là cơ bản, ngoài ra còn phải xem quân đó là quân bắn xa (cung thủ) hay đánh cận chiến, biết bay hay không, cao hơn nữa là nhớ được sát thương (damage) của quân đó là bao nhiêu, rồi thì cuối cùng là thuộc nốt Attack, Defense của quân đó. Đó thực sự là 1 quá trình lâu dài với những người tập chơi. Bước đầu tiên là các bạn hãy tập nhớ với các quân lv7 của các thành, tức là các quân mạnh nhất của thành đó, rồi sau đó nhớ đến các quân chủ lực (tức là các quân hay dùng của thành đó). Ưu tiên thuộc các chỉ số là máu, tốc độ và sức tấn công. Máu là sự sống còn của quân, tốc độ quyết định quân đó được đi trước hay đi sau trong trận đấu, tốc độ càng cao thì càng có lợi thế, vì được đi trước, và được phép đợi (wait) bắt đối thủ phải đi trước trong trận đấu. Những người mới chơi sẽ hỏi “bắt đối thủ đi trước sẽ được lợi gì?” xin thưa, lượt 1 mình đi trước, mình do tốc độ cao, wait, bắt đối thủ đi trước, mình sau đó mới đi lượt 1, có thể tấn công đối thủ, rồi bắt đầu lượt 2, mình lại được đi trước, có thể tấn công đối thủ, vậy quân tốc độ cao có khả năng tấn công 2 lần mà đối thủ có khi mới đánh trả 1 lần đã chết, rất có lợi
Quay trở lại vấn đề thuộc quân, mục đích cuối cùng là bạn sẽ phải thuộc hết 14 loại quân (nâng cấp và chưa nâng cấp) của 9 thành và 15 loại quân tự nhiên không có trong các thành. Có tất cả 141 loại quân mà bạn phải nhớ, nghe thì ghê gớm nhưng dần dần sẽ quen. Mới tập chơi bạn có thể vào chế độ tạo bản đồ H3maped trong thư mục cài Heroes, tạo quân, tạo tướng rồi cho đánh nhau thử, mục đích là để làm quen mặt quân, thuộc tốc độ di chuyển, máu, sức tấn công…
Với tướng, với phép, đồ vật và các vị trí trên bản đồ cũng đã có những hướng dẫn tương tự trong Thư viện. Muốn chơi được H3, không còn cách nào khác các bạn cũng phải thuộc tướng và thuộc phép như thuộc quân mà thôi. Có 1 số tướng các bạn nên hiểu rõ và một số phép hữu ích Sab đã trình bày ở trên, các tướng khác và các phép khác các bạn cũng nên biết để xem nó là cái gì. Hic, tóm lại cuối cùng là vẫn phải thuộc.

2)Tướng chính và tướng phụ:

Tướng chính là những tướng mạnh đã trình bày, 1 trận đấu thường chỉ có 1, cùng lắm là 2 tướng chính, còn lại là tướng phụ. Vì đấu với nhau thời gian không cho phép, nên cũng không có điều kiện mà luyện nhiều tướng, với lại nhiều tướng thì quân đội sẽ không tập trung, dễ bị đối thủ thịt từng đứa 1.
Tại sao lại phải phân biệt rõ ràng tướng chính, tướng phụ?
Phân biệt để làm rõ vai trò, từ đó có cách điều khiển tướng phù hợp. Tướng chính chỉ có nhiệm vụ là đi đánh nhau để mở rộng bản đồ và phát triển. Để làm được điều này các bạn cần nhớ, tướng chính hầu hết thời gian đều di chuyển trên đường chính (đường nối giữa các thành với nhau), không bao giờ di chuyển tướng chính vào những vùng đất cản trở lực đi như đất đầm lầy, đất tuyết…trừ khi rất cần thiết (để đánh lấy đồ, đánh nhà rồng hay đào vịt chẳng hạn) hoặc khi tướng lên Expert kỹ năng Pathfinding, không bị cản trở lực đi trên đất xấu. Nhưng vẫn ưu tiên số 1 tướng chính đi trên đường chính, vì trên đường chính tướng được cộng lực đi, có nghĩa là khả năng mở rộng bản đồ và phát triển sẽ nhiều hơn. Tướng chính cũng không bao giờ nhặt đồ, nhặt khoáng sản nếu không bắt buộc, không bao giờ phí phạm lực đi vào những việc ngớ ngẩn như vậy, trừ khi bất đắc dĩ mà thôi. Ví dụ bạn bem 1 con quái vật canh đống tiền ở cạnh đường chính, nếu trong ngày hôm đó bạn cần xây 1 công trình hay mua 1 vài quân mà không đủ tiền, bạn sẽ nhặt đống tiền, còn nếu không, bỏ đống tiến lại và tiếp tục đi, tướng phụ sẽ nhặt tiền hoặc vài hôm sau sẽ nhặt nếu cần. Bởi vì tiền hay đồ không nhặt sẽ còn đó, có ai cướp của bạn đâu, tướng phụ sẽ làm điều này, còn tướng chính, chỉ có đánh nhau mà thôi.
Tướng phụ có nhiều nhiệm vụ hơn tướng chính. Tướng phụ dùng để dò đường, nhặt tiền và đồ rơi vãi hoặc do tướng chính đánh nhau để lại. Tướng phụ dùng để mua quân trong thành, trong các mỏ quân ngoài thành chuyển cho nhau và chuyển cho tướng chính ở xa thành. Tướng phụ dùng để “cầm turn” cho tướng chính, có nghĩa là kết thúc lượt đi của tướng chính, bạn cho 1 con tướng phụ cầm hết các quân của tướng chính, chỉ để lại 1,2 ô chứa quân tốc độ di chuyển cao nhất cho tướng chính cầm, mục đích là làm cho ngày hôm sau, tướng chính có lực đi dài nhất. Vì lực đi của tướng phụ thuộc chủ yếu vào loại quân tướng đó cầm, cầm quân tốc độ càng cao thì đi được càng dài. Lưu ý là chỉ cầm turn cho tướng chính trong thời gian đầu, thời gian sau không nên làm vì có thể bị đối phương úp sọt bất ngờ, giết cả tướng chính lẫn tướng phụ thì toi.
Một khi chưa mở được cột bản đồ, thì tướng phụ liên tục phải mở rộng bản đồ tối đa trong khả năng, nói vậy để các bạn lưu ý điều khiển tướng phụ chui hết vào tất cả các ngõ ngách có thể di chuyển vào được. Rất nhiều trường hợp dò đường nửa vời, nếu đi thêm 1 bước nữa vào sát núi thì có thể bạn đã phát hiện ra 1 quyển sách gió, sách đất ở bên kia núi chẳng hạn, để làm gì, để lúc đó có thể chưa lấy được, nhưng bạn biết vị trí của những đồ vật như vậy, sau này có điều kiện có thể bay door sang lấy. Nguyên tắc mở đường của tướng phụ các bạn cần ghi nhớ kỹ:” mở đường tối đa đến khi không thể mở được thì thôi”, tất cả các vùng đất khó đi, tướng chính không đi được thì tướng phụ phải đi vào xem ở đó có gì.
Tướng phụ còn có nhiệm vụ thăm dò xem quái vật canh đường có bao nhiêu con, đối thủ có bao nhiêu quân, có những kỹ năng gì, đồ vật gì, phép gì…Ví dụ 1 đám quái canh đường số lượng Horde, bạn phân vân không biết Horde là 50 con hay 99 con để quyết định đánh hay không, đơn giản nhất là hy sinh 1 tướng phụ xông vào cảm tử để xem. Còn nếu chơi lâu, bạn sẽ thấy những tuần 1,2 bao giờ số lượng quân cũng ở mức thấp nhất, mỗi tuần tăng lên 1 chút. Chi tiết về số lượng quân được cho trong bảng
Few 1-4
Several 5-9
Pack 10-19
Lots 20-49
Horde 50-99
Throng 100-249
Swarm 250-499
Zounds 500-999
Legion 1000+
Theo dõi sự thay đổi quân qua tuần bạn có thể đoán được gần chính xác số lượng, ví dụ cuối tuần 1 thấy Pack, sang tuần 2 thấy Lots, chắc chắn số quân đó tầm khoảng 21, 22 con.
Tướng phụ còn có thể cầm quân của tướng chính nếu tướng chính hết lực đi để đánh chiếm 1 số mỏ khoáng sản, đánh lấy tiền hay dọn quái canh đường để mở rộng bản đồ.
Tướng phụ nên mua là các tướng cộng 350 gold/1 ngày, cộng khoáng sản, có các kỹ năng như Easte (cộng tiền qua ngày), nên chuyển quân từ tướng chính qua để luyện tướng phụ lên Expert Easte cộng 500 gold/1 ngày, ngoài ra các kỹ năng của tướng phụ như Logistics, Pathfinding, Scout cũng rất có ích khi mở rộng bản đồ.
Khi di chuyển trên bản đồ cần lưu ý, luôn luôn di chuyển tướng phụ trước, rồi mới di chuyển tướng chính, đề phòng trường hợp đi vào các ngõ cụt, cửa 1 chiều hoặc quái vật canh đường quá mạnh tạm thời chưa thể vượt qua, để tránh sự lãng phí lực đi của tướng chính.

3)Xây dựng và phát triển thành trong những ngày đầu:

-Mỏ gỗ và mỏ đá là 2 mỏ cần ưu tiên tìm thấy sớm, bất cứ thành nào cũng có 2 mỏ này, 2 mỏ thướng cách đều thành chính và không bao giờ nằm trên đất của thành khác. Khi bạn tìm thấy 1 mỏ, thì sẽ lấy thành chính làm tâm, bán kính là khoảng cách từ thành chính đến mỏ bạn vừa tìm, mỏ còn lại chắc chắn nằm trên đường tròn này.
-Trong tuần đầu tiên bắt buộc bạn phải làm 2 nhiệm vụ: thứ nhất là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt, thứ 2 là phải xây được quân có khả năng dọn dẹp các quái vật quanh nhà và canh đường. Mỗi thành có 1 loại quân chủ lực có thể dọn dẹp nhanh các quái vật lít nhít xung quanh, cụ thể như sau
+Thành Conflux: Sprite, chính là Bướm xanh nâng cấp, với lợi thế đánh không phản và tốc độ cao, gom được 1 đạo hơn 100 Sprite là có thể chinh chiến tốt
+Thành Castle: Maskmen, cung nâng cấp với khả năng bắn 2 lần, cần mua khoảng 20 cung là bắt đầu mở đường được, chú ý mua thêm quân lv1 và lv3 để bo cung
+Thành Rampart: Cung lv3 nâng cấp cũng với khả năng bắn 2 lần, khoảng 15 cung này có thể làm mưa làm gió được rồi
+Thành Stronghold: Chim sét lv5, cố gắng nâng cấp và gom quân đầu tuần 2 để bắt đầu mở đường
+Thành Dungeon: Tương đối khó khăn lúc đầu, nếu mua được hơn 100 Trogodyte nâng cấp thì cũng có thể mang đi chinh phạt, nếu không phải xây cung lv3 lên để đi bắn.
+Thành Inferno: Nếu cố gắng lên được Thần đèn thì rất tốt, cuối tuần 1 xây được, đầu tuần 2 sẽ có thể dọn dẹp quanh nhà thoải mái
+Thành Fortress: Vịt có thể lên được ngay từ tuần 1 để tuần 2 dùng Vịt làm quân chủ lực
+Thành Tower: Cố gắng nâng cấp Gremlin lv1 để có thể bắn xa, mua thêm giỏ tên ở Blackmist trong thành để Gremlin bắn không hạn chế
+Thành Necropolis: Bị cấm thi đấu, nhưng hướng phát triển rất đơn giản là lên được Vampire nâng cấp hoặc Lich bắn rất mạnh. Ngoài ra với kỹ năng gom xương thì số lượng xương sẽ ngày càng nhiều, không phải lo nghĩ gì cả.
Một số phát triển bước đầu cho các thành đã có bài viết trong Thư viện, các bạn có thể tham khảo, Sab không nhắc lại.

4)Đào vịt và cách đào vịt sớm

Đào vịt là đánh các nhà như hình dưới đây.
Heroes III đại cương Lieu_dragonflyhive
Các nhà như thế này chiếm số lượng đông nhất trong bản đồ mà mọi người hay chơi, đó là bản đồ 8XM8. Do đó, khi đánh càng nhiều mỏ Vịt, bạn sẽ càng có nhiều Vịt, và Vịt sẽ thành quân chủ lực của bạn cho dù là bạn chơi thành nào. Có nhiều Vịt bạn sẽ có điều kiện đánh chiếm tài nguyên, đồ vật, nhà rồng…và có cơ hội chiến thắng.
Đào vịt gồm 2 quá trình, đánh quân canh mỏ và đánh Chuồn chuồn ở trong mỏ. Bước đầu khi đánh quân canh mỏ thì bạn phải có quân chủ lực để đánh, mỗi thành có 1 loại quân chủ lực khác nhau như đã trình bày ở trên, thường là các Cung thủ. Và bạn nên chọn những mỏ Vịt có quân canh dễ đánh hạ như các quân tốc độ thấp hoặc các quân thành Xương (không bao giờ xòe). Hạn chế đánh các mỏ Vịt mà quân canh là cung thủ, là các quân lv cao hoặc tốc độ cao, hoặc là các quân canh mỏ nhưng kèm theo đồ vật hoặc khoáng sản (vì số lượng sẽ rất lớn). Bạn có thể đánh được nhưng sẽ tổn thất lớn, không còn quân để đánh các mỏ sau nữa.
Khi đánh Chuồn chuồn ở trong mỏ thì bắt buộc bạn phải có 1 quân chủ lực để đánh và các loại quân còn lại chỉ là quân chịu đòn, vì Chuồn chuồn trong mỏ là quân có Speed 13, thường đi trước ta, vì vậy đương nhiên ta phải chịu 5 lượt tấn công đầu tiên. Quân chịu đòn là các quân mua được từ các tướng phụ nhưng không dùng đến, và các quân yếu trong thành lv1, lv2. Bạn nên chia nhỏ các quân chịu đòn ra để tiết kiệm quân cho những đợt hiến máu tiếp theo khi đánh các mỏ. Ví dụ bạn có khoảng 7 con Người lùn thành Rồng vàng chịu đòn thì nên chia nhỏ nó ra thành 5 ô 1 con, 1 ô 2 con. Tuyệt đối không mang cung thủ vào trong mỏ vì Chuồn chuồn sẽ đánh Cung thủ trước tiên, Cung thủ là lực lượng đánh dẹp quái canh mỏ và sẽ được tướng phụ cầm lại từ tướng chính trước khi tướng chính vào đánh Chuồn chuồn. Nói vậy để các bạn biết khi đi đào Vịt thường
admin
admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1024
Ngân lượng : 1252
Bài viết đc cảm ơn : 7
Join date : 02/09/2010
Age : 29
Đến từ : Hà Nội

https://a2math.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by The_East_Wind Wed Sep 08, 2010 9:30 am

Còn ai chơi hero nữa hả ông??? :?:
The_East_Wind
The_East_Wind
Rìu vàng chấm đỏ
Rìu vàng chấm đỏ

Tổng số bài gửi : 556
Ngân lượng : 669
Bài viết đc cảm ơn : 1
Join date : 03/09/2010
Age : 29
Đến từ : Hà nội

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by [R]uNo.Master Wed Sep 15, 2010 12:00 pm

??? Heroes III đại cương 346693
[R]uNo.Master
[R]uNo.Master
Ngựa đỏ
Ngựa đỏ

Tổng số bài gửi : 1806
Ngân lượng : 1906
Bài viết đc cảm ơn : 8
Join date : 09/09/2010
Age : 29
Đến từ : Tia sáng đầu tiên mỗi ngày

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by Mít Fri Sep 17, 2010 7:27 pm

Èo èo cái thằng nì.Có pít chơi cái giề đâu toàn copy =)).
Mít
Mít
Trượng hồng
Trượng hồng

Tổng số bài gửi : 670
Ngân lượng : 798
Bài viết đc cảm ơn : 13
Join date : 17/09/2010
Age : 29
Đến từ : Cây Mít

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by [R]uNo.Master Fri Sep 17, 2010 7:29 pm

thằng mit là thằng nào thế
[R]uNo.Master
[R]uNo.Master
Ngựa đỏ
Ngựa đỏ

Tổng số bài gửi : 1806
Ngân lượng : 1906
Bài viết đc cảm ơn : 8
Join date : 09/09/2010
Age : 29
Đến từ : Tia sáng đầu tiên mỗi ngày

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by ^_smile_^ Fri Sep 17, 2010 7:33 pm

Mình đang tìm quyển Hoá đại cương tập III của Cao Cự Giác đi qua nhìn cái tít này giật cả mình!
^_smile_^
^_smile_^
Trượng hồng
Trượng hồng

Tổng số bài gửi : 616
Ngân lượng : 687
Bài viết đc cảm ơn : 4
Join date : 08/09/2010
Age : 29
Đến từ : Netherland

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by [R]uNo.Master Mon Sep 20, 2010 8:14 pm

bình thường mà em.... Heroes III đại cương 925183
[R]uNo.Master
[R]uNo.Master
Ngựa đỏ
Ngựa đỏ

Tổng số bài gửi : 1806
Ngân lượng : 1906
Bài viết đc cảm ơn : 8
Join date : 09/09/2010
Age : 29
Đến từ : Tia sáng đầu tiên mỗi ngày

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by nguoiduongthoi Sat Apr 02, 2011 4:26 pm

cả nhà ơi mình mới tập chơi hero III xin chỉ giáo chút. Tai sao minh không bay được khi mà đã có Fly và Demesion Door. Cả nhà giúp mình với. Thank!

nguoiduongthoi
Gà con
Gà con

Tổng số bài gửi : 1
Ngân lượng : 1
Bài viết đc cảm ơn : 0
Join date : 02/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Heroes III đại cương Empty Re: Heroes III đại cương

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 :: Games :: Games offline

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết